Cập nhật thủ tục nhập hộ khẩu mới nhất (2021)

Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn

Từ ngày 1/7/2020, các điều kiện, thủ tục nhập hộ khẩu do Luật Cư trú 2020 quy định đã có sự cập nhật, bổ sung. Trong đó, có sự khác nhau ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Công dân muốn nhập hộ khẩu cần chuẩn bị các giấy tờ gì, quy trình nộp ra sao? Mời bạn cùng tham khảo cập nhật tại đây.

Những ai được phép nhập hộ khẩu vào nhà người thân?

Đối với thành phố trực thuộc trung ương, luật Cư trú quy định những trường hợp đối tượng được phép nhập hộ khẩu nếu được chủ hộ đồng ý. Trong đó bao gồm:

  • Quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ.
  • Người đã hết tuổi lao động, mất sức lao động hoặc thất nghiệp về ở với anh chị em ruột.
  • Người khuyết tật, mất khả năng lao động, mất năng lực hành vi, mất nhận thức có thể về ở với anh chị em ruột hoặc cô, dì, chú, bác, cậu ruột. Nếu không người nào muốn nhận thì có thể về ở với người giám hộ.
  • Người chưa đủ tuổi thành niên nhưng không còn cha mẹ hoặc cha mẹ vì lý do gì đó không còn khả năng nuôi dưỡng thì có thể về ở với ông, bà, anh chị em ruột. Nếu không thì còn cô, dì, chú, cậu hoặc người giám hộ.
  • Người thành niên độc thân có thể về ở với ông bà nội ngoại hoặc anh chị em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột.
  • Ông bà nội ngoại cũng có thể về ở với cháu ruột.

Ngoài những trường hợp trên thì không được nhập hộ khẩu. Nếu người từ vùng tỉnh muốn nhập hộ khẩu về thành phố trực thuộc Trung ương thì ngoài việc phải đúng đối tượng còn phải đáp ứng một số các điều kiện phức tạp khác. Ví dụ như thời gian tạm trú, cơ sở kinh doanh,… 

Đối tượng nào được nhập hộ khẩu?
Đối tượng nào được nhập hộ khẩu?

Đối với các tỉnh thành khác không phải thành phố trực thuộc Trung ương thì điều kiện đơn giản hơn nhiều:

  • Muốn nhập hộ khẩu về nhà ở người thân thì chỉ cần đảm bảo chỗ ở đó hợp pháp và được người chủ hộ đồng ý. 
  • Nếu có điều kiện sở hữu nhà riêng thì đa số chủ hộ có thể nhập hộ khẩu mới do chính mình đứng tên mà không cần nhập hộ khẩu vào nhà người thân. Điều kiện rất dễ nên đôi khi việc nhập hộ khẩu người thân là không cần thiết.

Thủ tục nhập hộ khẩu mới nhất (2021)

Để làm thủ tục nhập hộ khẩu thì người đăng ký phải trình đủ bộ hồ sơ cho hai cơ quan. Đối với cơ quan Công an thì cần trình các giấy tờ về nhân thân. Đối với cơ quan UBND thì cần các giấy tờ chứng minh mối quan hệ người thân.

Các loại giấy tờ chứng minh nhân thân bao gồm:

  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
  • Giấy chuyển hộ khẩu.
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
  • Giấy báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu cùng bản khai nhân khẩu.
Một số giấy tờ cần thiết cho thủ tục nhập hộ khẩu
Một số giấy tờ cần thiết cho thủ tục nhập hộ khẩu

Những giấy trên sẽ được nộp tại Công An sở tại. Đối với giấy tờ chứng minh mối quan hệ người thân, người nộp cần chứng minh tại UBND huyện, xã. Bao gồm các giấy sau:

  • Mối quan hệ vợ chồng: giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu cũ.
  • Mối quan hệ cha mẹ với con cái: giấy khai sinh, quyết định nhận nuôi con nuôi, giấy quyết định nhận cha, mẹ, con, sổ hộ khẩu cũ.
  • Mối quan hệ anh chị em ruột: giấy khai sinh của các anh chị, em ruột, sổ hộ khẩu cũ.
  • Giấy tờ chứng minh người hết tuổi lao động, quá tuổi lao động, nghỉ hưu, mất sức lao động,… như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu cũ, xác nhận của cơ quan tổ chức làm việc.
  • Nếu đó là người khuyết tật thì cần giấy xác nhận khuyết tật. Ngoài ra có thể cần giấy chứng nhận của cơ sở y tế đối với người mất khả năng lao động, mất năng lực nhận thức.
  • Nếu không còn người thân thì cần văn bản chứng minh người giám hộ hoặc giấy tờ chứng minh không còn cha mẹ, bao gồm giấy chứng tử, quyết định của Tòa Án tuyên bố mất tích.
  • Nếu cha mẹ không còn khả năng nuôi dưỡng thì cần giấy xác nhận của UBND cấp xã, huyện.

Trên đây là điều kiện nhập hộ khẩu và thủ tục nhập hộ khẩu được cập nhật đến năm 2021 mà bạn có thể tham khảo. Thủ tục luôn cần thiết để thực hiện mà bạn cần lưu ý là giấy chứng nhận chuyển hộ khẩu cho tất cả các thủ tục trên.

Scroll to Top